Ở Việt Nam, công nghệ thông tin không phải là 'hàng hiệu'
Người gửi: Hoài Nam, 203.160.1.45
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Ở VN CNTT, không phải là "hàng hiệu"
Đọc bài viết "Phát Triển Phải Theo Quy Luật" bạn đọc ở địa chỉ 203.210.222.169 nói rằng Công nghệ thông tin ở Việt Nam là 'hàng hiệu'.
Đúng là CNTT đang là một trong những ngành phát triển rất mạnh, và ảnh hưởng đến mọi mặt ngành nghề của xã hội... và là một ngành học của "con nhà giàu". Nhưng Việt Nam, không chạy theo những thứ đắt đỏ như các nước phát triển, mà theo như báo chí nói là đi theo mô hình phát triển của Ấn Độ.
Hơn nữa, khái niệm công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam không chính xác, ngay những khoa gọi là CNTT ở những trường có tiếng như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia thì chữ CNTT gắn với gia công, phát triển, viết software. Nói thẳng thì tức là chế tác các sản phẩm CNTT từ các sản phẩm sẵn có (có hỗ trợ các công cụ kèm theo). Các sản phẩm "sẵn có" này chính là máy tính, điện thoại đi động... Mấy năm về trước, chủ yếu là các ứng dụng trên máy tính để bàn. Vài năm trở lại đây là các ứng dụng trên các thiết bị số cầm tay.
Chúng ta không bắt tay nghiên cứu, chế tạo các thiết bị số, chúng ta thường sử dụng các công cụ để thêm vào các thiết bị số các tiện ích thôi. Bản chất chính là cái nghề lập trình, một phần rất rất nhỏ của công nghệ thông tin. Ngay giải thưởng Trí tuệ Việt Nam, nói đúng thì chỉ nên đặt tên là "CUỘC THI LẬP TRÌNH VIÊN CHUYÊN NGHIỆP", chứ nói là Trí tuệ Việt Nam... tức là chúng ta đã tự hạ thấp mình so với các nước khác. Vì các sản phẩm ở cuộc thi này không có sản phẩm nào là mới so với thế giới. Hầu như nó là kết quả của cộng đồng nguồn mở, thêm phần gia công. Chúng ta vẫn luôn tung hô những người "THEO SAU, SAU MÃI VÀ SAU CÙNG" của CNTT trên thế giới.
Nên cụm từ "đi tắt, đón đầu" hoàn toàn chỉ có nghĩa chúng ta sẽ sử dụng sản phẩm của quá trình phát triển, thêm một phần gia công phục vụ cho mục đích riêng của chúng ta, bỏ qua giai đoạn nghiên cứu sản phẩm. Tôi nghĩ, chúng ta càng đi tắt, càng đón đầu thì càng trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển. Nhưng đó là quan hệ hai bên cùng lợi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét