Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Khống chế giá bán suốt 20 năm, nhà máy thủy điện nhỏ kêu cứu

Khống chế giá bán suốt 20 năm, nhà máy thủy điện nhỏ kêu cứu

Khống chế giá bán suốt 20 năm, nhà máy thủy điện nhỏ kêu cứu
Dự thảo thông tư của Bộ Công Thương yêu cầu không thay đổi giá bán điện trong suốt 20 năm có thể khiến nhiều doanh nghiệp thủy điện nhỏ ở các tỉnh, thành cả nước đến bờ vực phá sản. 
Nhiều doanh nghiệp thuỷ điện nhỏ vừa đồng loạt gửi đơn cầu cứu Chính phủ sau khi Bộ Công Thương công bố dự thảo thông tư quy định về biểu giá chi phí tránh được và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo. Phụ lục số 4 về biểu mẫu hợp đồng giữa bên bán (các nhà máy thuỷ điện công suất dưới 30MW) và bên mua (các Tổng công ty Điện lực) quy định thời hạn của hợp đồng là 20 năm. Điều này cũng đồng nghĩa các nhà máy thủy điện công suất dưới 30MW khi bán điện cho các Tổng công ty điện lực không được thay đổi giá trong hợp đồng mua bán điện suốt 20 năm. 
Chi phí tránh được là chi phí sản xuất 1kWh của tổ máy phát có chi phí cao nhất trong hệ thống điện quốc gia, chi phí này có thể tránh được nếu Bên mua mua 1kWh từ một nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo thay thế.

Ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy điện Tam Long (Đắk Lắk) cho rằng, việc kìm hãm không tăng giá điện suốt 20 năm sẽ đẩy các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa lâm cảnh khốn khó, nguy cơ đóng cửa là rất lớn. 
Theo ông Hùng, từ năm 2009 đến 2013, giá bán điện lẻ của EVN cho người dân đã tăng 59% (từ 948 đồng lên hơn 1.508 đồng mỗi kWh). Biểu giá chi phí tránh được của các nhà máy thủy điện nhỏ trong thời gian đó chỉ tăng 24% (từ 760 đồng lên 983 đồng/kWh). Riêng năm 2014, các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa không được tăng giá. 
22-7-Anh-1-Thuy-dien-nho-3051-1406000709
Thủy điện Hà Nang có công suất 11 MW do Tập đoàn Thiên Tân đầu tư xây dựng tại huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi). Ảnh:Trí Tín. 
Còn ông Huỳnh Kim Lập, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Tân (Thủy điện Hà Nang, Quảng Ngãi) cho biết, trước năm 2008, nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đã chịu cảnh phá sản khi phải tự đi đàm phán giá bán điện với Tập đoàn Điện lực (EVN). Sau đó, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 18 cho phép giá điện thay đổi tăng hàng năm tạo điều kiện hoạt động ổn định cho các nhà máy thủy điện nhỏ.
"Những năm qua, chúng tôi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp ngân sách và công tác an sinh xã hội đầy đủ, không lý do gì bây giờ Bộ Công Thương lại ban hành thông tư khống chế giá bán điện suốt 20 năm như vậy. Điều này nghịch lý với nguyên tắc cơ bản  của thị trường điện, trái với chủ trương của Chính phủ về việc hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo", ông Lập cho hay.
Ông Lập hoạch tính, nhà máy thủy điện Hà Nang có công suất 11MW, vốn đầu tư 370 tỷ đồng (vốn vay ngân hàng thương mại 80%). Trung bình mỗi năm nhà máy nộp thuế hơn 10 tỷ đồng cho ngân sách địa phương. Điều bất cập nhất là lãi suất ngân hàng thay đổi liên tục, có thời điểm tăng vọt đến 21% mỗi năm. Nếu giờ đây Bộ Công Thương "khóa cứng" giá bán điện suốt 20 năm thì các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa chịu lỗ nặng, có thể dẫn đến phá sản. 
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc nhà máy thủy điện Sông Bung 6 (Quảng Nam) thống kê, nhà máy có công suất 29MW, vốn đầu tư 674 tỷ đồng (vay vốn ngân hàng thương mại 80%) bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2013.
"Do thời tiết khô hạn, không có hồ chứa, giá điện bán thấp (trong đó Bộ lại quy định mùa mưa kéo dài 4 tháng, giá bán điện chỉ khoảng 550 đồng/Kwh) nên năm qua đã chịu lỗ 4 tỷ đồng. Nếu Bộ Công Thương ban hành thông tư không tăng giá bán điện suốt 20 năm thì nhà máy sẽ tiếp tục lỗ nặng, khó có thể cầm cự nổi", ông Khánh than thở. thiết bị đóng cắt Mitsubishi
Nhiều doanh nghiệp thủy điện nhỏ và vừa ở khu vực miền Trung cho rằng, thời gian tính giá điện mùa mưa suốt 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10) là bất hợp lý. Bởi lẽ thủy điện nhỏ không có hồ chứa nên không thể tích nước khi mưa, mà số ngày mưa thực tế chỉ khoảng 40 ngày. Những ngày mưa lũ thì nhà máy lại tập trung phòng chống thiên tai không thể phát điện được.
Ngoài ra, Bộ Tài Chính tăng thuế tài nguyên từ 2% lên 4 % tính theo giá bán lẻ của EVN thành 8% cũng bất cập. Lẽ ra doanh nghiệp bán sỉ điện giá bao nhiêu thì Nhà nước tính thuế bấy nhiêu, mức thuế tài nguyên nước (tài nguyên tái tạo, không mất đi) quy ra đến 8% là quá cao. 
Từ những bất cập trên, nhiều doanh nghiệp thủy điện nhỏ và vừa ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt gửi đơn cầu cứu Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét điều chỉnh giá bán điện hướng tăng hàng năm theo thị trường. Điều chỉnh thời gian tính giá bán điện mùa mưa giảm xuống 2 tháng; giảm thuế tài nguyên nước từ 8% xuống 2% theo giá bán điện gốc để đảm bảo hoạt động ổn định, lâu dài cho các nhà máy.
Trước phản ứng của các doanh nghiệp, ngày 24/7, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức cuộc họp bàn lấy ý kiến về dự thảo thông tư nói trên, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy thủy điện nhỏ và vừa trên toàn quốc.
Trí Tín

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét