Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Nhân viên Vietnam Airlines nhận lương trung bình 10 triệu đồng

Nhân viên Vietnam Airlines nhận lương trung bình 10 triệu đồng

Nhân viên Vietnam Airlines nhận lương trung bình 10 triệu đồng
Ngoại trừ phi công và tiếp viên, đội ngũ người lao động của Vietnam Airlines có lương trung bình gần như không đổi so với cách đây 5 năm.
  • Vietnam Airlines IPO vào giữa tháng 11

Vietnam Airlines vừa công bố bản báo cáo tài chính 5 năm trước khi chuẩn bị IPO vào ngày 14/11 tới. Ngoài tình hình kinh doanh, công ty cũng đưa ra thông tin về tiền lương của người lao động. 
luong-1-1890-1413354554.jpg
Mức lương của đội ngũ phi công, tiếp viên và lao động còn lại của Vietnam Airlines trong 5 năm qua.
Dù đã giảm so với thời kỳ đỉnh cao năm 2011, mức lương phi công của Vietnam Airlines vẫn cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. Hiện nay, trung bình mỗi phi công của hãng nhận gần 75 triệu đồng mỗi tháng. Tính đến cuối năm 2014, dự kiến hãng có 734 phi công, trong đó 535 người Việt.
Đội ngũ tiếp viên của Vietnam Airlines hiện nhận lương trung bình 18,7 triệu đồng một tháng, cao gấp đôi so với cách đây 5 năm.
Nếu không tính hai nhóm đặc thù nêu trên, những lao động còn lại của Vietnam Airlines nhận mức lương 10,3 triệu đồng trong năm 2013. Sau 5 năm, lương của người lao động (không kể phi công và tiếp viên) không thay đổi nhiều.
Trong báo cáo, Vietnam Airlines cũng đưa ra mục tiêu về thu nhập của người lao động trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018. Theo đó, năm nay người lao động của công ty có thể đạt mức lương trung bình 13,9 triệu đồng, đến năm 2018 sẽ tăng lên 16,3 triệu đồng.
ban-co-phan-1689-1413354554.jpg
Trước IPO, Vietnam Airlines đã tổ chức bán cổ phần với giá ưu đãi cho cán bộ nhân viên. Tổng cộng, số cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên là 20,8 triệu, tổng giá trị 207 tỷ đồng, chiếm 1,47% vốn điều lệ. Tính đến tháng 5/2014, đội ngũ nhân lực của Vietnam Airlines có tổng cộng 10.180 người. Toàn bộ số cán bộ nhân viên này sẽ được chuyển sang công ty cổ phần.
Cũng trong tài liệu công bố trước IPO, kết quả kinh doanh 2008-2013 cho thấy khả năng sinh lời trong giai đoạn này ở mức không cao. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và trên tổng tài sản không năm nào vượt quá 0,9%, tức là với 100 đồng doanh thu hoặc tổng tài sản, hãng chỉ tạo được chưa tới 1 đồng lãi. Riêng giai đoạn 2012 đến 2013, tỷ lệ này thậm chí chỉ còn 0,28%.
ty-suat-loi-nhuan-8121-1413369288.jpg
Chỉ số tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và trên doanh thu của Vietnam Airlines giai đoạn 6 năm trước cổ phần hóa. thiết bị đóng cắt Mitsubishi
Báo cáo tài chính lý giải, thời kỷ 2008 đến 2013 là giai đoạn khó khăn đối với ngành hàng không thế giới. Hãng nhận định rằng trong khi nhiều doanh nghiệp lớn trong khu vực lỗ liên tục nhiều năm, việc Vietnam Airlines không bị lỗ và đạt tổng lợi nhuận 933 tỷ đồng giai đoạn trên đã là một nỗ lực lớn.
Trong 6 năm qua, ngoại trừ năm 2009 hiệu quả hoạt động vận tải hàng không giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, các năm còn lại Vietnam Airlines đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu vận tải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng vận tải; doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2010 có lợi nhuận cao nhất (đạt 314 tỷ đồng). Năm tiếp theo có lợi nhuận thấp nhất (36,6 tỷ đồng), nguyên nhân do biến động tỷ giá VND/USD làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh.
Lý giải cụ thể hơn về những thuận lợi, khó khăn của thị trường trong thời gian 6 năm trước cổ phần hóa, Vietnam Airlines cho biết họ có lợi thế về quy mô, có lợi về khả năng tiếp cận vốn và lãi vay, thuận lợi vì kinh tế khu vực tăng trưởng nhanh. Ngược lại, hãng đối mặt với nhiều khó khăn như chi phí nhiên liệu biến động, khả năng kiểm soát rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, hãng cho biết việc không còn quyền điều phối giờ hạ, cất cánh tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng tạo sức ép đến việc kinh doanh.
Thanh Bình

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét