Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Thủ tướng: 'Nợ công tăng nhanh'

Thủ tướng: 'Nợ công tăng nhanh'

Thủ tướng: 'Nợ công tăng nhanh'
Tính cả số tiền vay đảo khoản cũ, vay để cho vay lại, tỷ lệ trả nợ từ ngân sách Nhà nước hiện ở mức 26,2%, cao hơn so với mức 25% cho phép trong chiến lược quản lý nợ công.
  • Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7 khóa XIII / Nợ công Việt Nam cận kề ngưỡng rủi ro

Thông tin nêu trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra khi thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII sáng 20/10.
Video: Thủ tướng nói về những tồn tại của nền kinh tế
Dù không đưa ra số liệu cụ thể song người đứng đầu Chính phủ khẳng định hiện các tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của Việt nam đều trong giới hạn cho phép. Tỷ lệ này, theo quy định hiện hành là không quá 65% GDP.
Theo báo cáo bổ sung của Ngân hàng Nhà nước gửi các đại biểu Quốc hội, nợ xấu của toàn hệ thống cả tổ chức tín dụng đến cuối tháng 8 đạt 3,9% tổng dư nợ, thấp hơn mức báo cáo trước đó.
Tuy vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận định nợ công đang tăng nhanh trong thời gian gần đây. Theo đó, tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách của Chính phủ hiện ở mức 14,2%, vẫn trong ngưỡng cho phép tại chiến lược Quản lý nợ công là không quá 25%. Tuy nhiên, nếu tính cả phần vay đảo nợ, con số này hiện đã ở mức 26,2% GDP.
Trước đó, trong phần mở đầu báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng nhận định bối cảnh trong nước và quốc tế hiện trong giai đoạn phức tạp. Để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra cho cả năm, Chính phủ luôn bám sát các giải pháp đề ra theo nghị quyết của Quốc hội, hằng tháng có kiểm điểm, đánh giá, bổ sung...
Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đã có chuyển biến tích cực, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định, tốt hơn. Lạm phát cả năm dự kiến dưới 5%, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2013. Đến nay, tăng trưởng tín dụng đạt 7,26% và dự kiến đạt 12-14% cho cả năm. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng tăng cao nhất từ trước đến nay. Các mục tiêu về mặt xã hội cũng đạt được kết quả tích cực.
mh-0-9380-1413777452.jpg
Lãnh đạo Chính phủ cho biết đã gửi Quốc hội 49 báo cáo về các lĩnh vực của đất nước. Ảnh: Minh Hoàng
Tuy vậy, điểm trừ được báo cáo chỉ ra là quá trình phục hồi kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Tổng cầu yếu, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, xử lý nợ xấu chậm, hiệu quả chưa cao. Tái cơ cấu, đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng còn chậm. Việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là hộ nghèo, đồng bào thiểu số còn nhiều khó khăn. Dịch bệnh ở người tiềm ẩn nguy cơ phức tạp.
Với kết quả nêu trên, Chính phủ dự báo có thể đạt và vượt 13 trên tổng số 14 chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2014 (chỉ tiêu không đạt là tỷ lệ lao động qua đào tạo). Riêng với tăng trưởng GDP, cơ quan điều hành cho rằng để đạt mục tiêu tăng trên 5,8% so với 2013, cần phải tập trung cao nhất mọi khả năng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, bằng cách đẩy nhanh tái cơ cấu, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xây dựng, đất đai, tiếp cận nguồn điện... nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2014
chi-tieu-0-4074-1413779172.jpg
Đánh giá về báo cáo nêu trên, phần thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của nền kinh tế, đặc biệt là chỉ đạo, điều hành "sâu sát, nhạy bén, kịp thời" của Chính phủ và các cơ quan, địa phương để đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế tổng cầu suy giảm, tồn kho tăng 13,4% (cao hơn 2013), số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn (hơn 70.000 doanh nghiệp sau 9 tháng), Ủy ban cho rằng tỷ lệ thất nghiệp chung có giảm nhưng thực chất do lao động phải chuyển sang khu vực phi chính thức, nhiều người thiếu hoặc không có việc làm thường xuyên, thu nhập thấp, thiếu ổn định.
>>> Hàng nghìn ý kiến cử tri gửi tới Quốc hội
Tình trạng chỉ số thất nghiệp không biến động lớn trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn được cơ quan thẩm tra nhận định là chưa phản ánh đúng thực tế, cần được đánh giá thực chất hơn. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong các kỳ họp Quốc hội, yêu cầu "sâu sắc, thực chất hơn" được Ủy ban Kinh tế đưa ra đối với các báo cáo của Chính phủ.
Từ những kết quả đạt được nhận định về tình hình 2015, Chính phủ cho rằng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, tăng trưởng còn chậm, các nước lớn cạnh tranh gay gắt, tranh chấp chủ quyền biển đảo phức tạp... Bối cảnh này đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
Với mục tiêu tăng cường ổn định vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn và vững chắc hơn năm 2014, Chính phủ dự kiến GDP có thể tăng 6,2%, lạm phát, bội chi khoảng 5% và kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%.
Để đạt được những mục tiêu này, Thủ tướng đề xuất một số giải pháp chủ yếu như ổn định tỷ giá, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, tiếp tục thực hiện giá thị trường với xăng dầu, đẩy mạnh tái cơ cấu... Ngoài ra, để đảm bảo ngân sách, Chính phủ cũng xác định không tăng chi thường xuyên (ngoài lương), giám sát nợ công, nợ nước ngoài... trong giới hạn an toàn. Relay trung gian
Chu-tich-QH-0-3375-1413775464.jpg
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng việc lấy phiếu tín nhiệm đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, giúp Quốc hội thay mặt cử chi đánh giá các chức danh lãnh đạo.
Trước báo cáo của Thủ tướng, trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhận định kỳ họp diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đã ổn định hơn, với một số tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đời sống kinh tế xã hội chịu nhiều tác động từ diễn biến phức tạp tại biển Đông.
Trong bối cảnh đó, kỳ họp này của Quốc hội được Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đánh giá là quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Bên cạnh nội dung xây dựng pháp luật, Quốc hội sẽ lần thứ hai thay mặt cử tri đánh giá 50 chức danh lãnh đạo thông qua lấy phiếu tín nhiệm."Với ý thức trách nhiệm và sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, Quốc hội tin tưởng sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm hệ trọng này trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước", ông Nguyễn Sinh Hùng nói.
Nội dung chính của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII:
- Xem xét, thông qua 18 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến về 12 dự án luật. Đây là số lượng dự án luật lớn nhất được xem xét thông qua, cho ý kiến tại một kỳ họp từ trước đến nay; trong đó có nhiều dự án quan trọng, liên quan đến việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp... theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới
- Xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015 và ban hành các Nghị quyết của Quốc hội về các nội dung quan trọng này;
- Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là lần thứ hai Quốc hội thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện việc đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. 
- Tiến hành giám sát tối cao chuyên đề "Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015"; nghe báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, thi hành án, phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, tệ nạn xã hội...; chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Quốc hội cũng sẽ dành thời gian xem xét Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
 Nhật Minh - Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét