Tham vọng của Samsung Pay trong thanh toán điện tử
Tham vọng của Samsung Pay trong thanh toán điện tử
Tháng này, Samsung đã ra mắt dịch vụ thanh toán tại Hàn Quốc, nhằm thuyết phục người mua hàng thay thế việc dùng thẻ truyền thống. - Cuộc đua thanh toán di động ngày càng hấp dẫn / Trung Quốc vượt xa Mỹ về thương mại điện tử trên mobile
Hãng tin tưởng dịch vụ của mình sẽ có lợi thế lớn khi công nghệ của họ hỗ trợ nhiều loại máy thanh toán hơn. Từ khi ra mắt, Samsung Pay mới triển khai trên thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên, hãng cho biết đến ngày 28/9, dịch vụ này sẽ mở rộng sang Mỹ và ba quốc gia Anh, Tây Ban Nha và Trung Quốc dự kiến là những đích đến tiếp theo trong tương lai gần.
Chiến dịch quảng bá này tham vọng hơn Apple Pay, khi dịch vụ của Táo Khuyết mới chỉ phổ biến tại Mỹ và Anh. Tuy nhiên, theo BBC, có hai yếu tố cần xem xét. Thứ nhất, Samsung Pay chỉ khả dụng trên các dòng smartphone sử dụng phần mềm Android mới nhất của Samsung, từ Galaxy S6 trở lên. Thứ hai, hãng cung cấp thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng phải đăng ký để tham gia dịch vụ này.
Không như Google Wallet và các ứng dụng thanh toán qua di động thời kỳ đầu, người dùng Samsung Pay không cần phải mở khóa màn hình và mở một ứng dụng đặc biệt nào để sử dụng dịch vụ này.
Samsung Pay sử dụng vân tay để nhận diện người dùng. Ảnh: AP
|
Sau khi đã nhập các thông tin thẻ thanh toán, tất cả những gì người dùng phải làm là trượt tay từ phía dưới màn hình lên và giao diện Samsung Pay sẽ xuất hiện, ngay cả khi màn hình đang khóa. Tiếp theo, bạn chọn thẻ tín dụng và quét vân tay hoặc cung cấp mã Pin để xác nhận danh tính. Cuối cùng, bạn đưa điện thoại lại gần máy thanh toán trong vòng 15 giây để giao dịch được hoàn tất.
Cũng như Apple Pay, dịch vụ của Samsung được thiết kế để hỗ trợ các loại máy thanh toán dạng "tap-and-go" (chạm nhanh) có sử dụng kết nối NFC. Tuy nhiên, điểm cộng của Samsung Pay nằm ở chỗ dịch vụ này có thể hỗ trợ thiết bị đọc thẻ từ vẫn còn phổ biến tại Mỹ và châu Á. Để làm được điều này, Samsung Pay đã phát triển một công nghệ độc quyền có tên là "Truyền dữ liệu từ tính bảo mật" (Magnetic Secure Transmission).
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp thẻ thanh toán bị những nghe lén và sao lưu thông tin được mã hóa trên các dải từ. Nhưng Samsung Pay có tích hợp hệ thống bảo mật sử dụng công nghệ tách từ" (tokenization) nhằm ngăn chặn nguy cơ bị nghe lén thông tin.
Samsung Pay không cần mở khóa màn hình để sử dụng dịch vụ. Ảnh: Samsung
|
Mỗi lần thanh toán, thay vì truyền đi cùng một thông tin về số tài khoản chính (Pan), thiết bị Samsung Pay sẽ gửi bộ 2 thông tin. Một là "dải tách từ" (token) gồm 16 chữ số - mỗi token sẽ chỉ tương thích với duy nhất một thẻ tín dụng cài đặt trên mỗi thiết bị di động của Samsung và tượng trưng cho các thông tin về ngân hàng/số thẻ thanh toán mà không tiết lộ số thẻ tín dụng thực sự của người dùng. Hai là một phiên bản mã hóa (cryptogram) - mật mã độc nhất sinh ra bởi chìa khóa mã hóa tích hợp trong thiết bị điện thoại
Cả hai bộ thông tin này sẽ được gửi đến bộ xử lý thanh toán để kiểm tra tính tương thích trước khi cho phép thanh toán. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp kẻ cắp có đến gần để nghe lén tín hiệu truyền từ Samsung Pay đến thiết bị thanh toán tại cửa hàng, chúng cũng không thể lần ngược ra được số token để dò ra thông tin tài khoản của chủ thẻ.
Tương tự, kẻ cắp cũng không thể sử dụng số token trên một máy đọc thẻ từ khác, trừ phi chúng tìm ra cách để sinh ra chuỗi crytogram tương thích với số token trên. Mà điều này là gần như không thể nếu không có chìa khóa mã hóa. Hệ thống bảo mật này vẫn có thể hoạt động mà không yêu cầu phải thay đổi máy đọc thẻ từ bởi tín hiệu truyền dữ liệu MST vẫn được xử lý giống như dải từ truyền thống.
BBC nhận định Samsung Pay có lợi thế hơn Apple Pay. Tuy nhiên, nhiều người sẽ không dễ gì chấp nhận từ bỏ chiếc smartphone sử dụng hệ điều hành iOS của mình chỉ bởi dịch vụ thanh toán di dộng mà Samsung cung cấp.
Có lẽ Samsung cần lưu ý tới một đối thủ đáng gờm hơn là Android Pay - một dịch vụ thanh toán mới sắp được Google ra mắt. Google đang cố gắng phát triển dịch vụ của mình theo hướng thật tiện dụng, bởi Android Pay sẽ không cần đến một ứng dụng đặc biệt nào để kích hoạt. Tuy nhiên dịch vụ này vẫn đòi hỏi các máy thanh toán phải có hỗ trợ NFC.
Họ cũng không nên coi nhẹ các đối thủ hoạt động trên nền tảng ứng dụng, đặc biệt nếu những ứng dụng này có tính năng độc đáo. Tại Hàn Quốc, Kakao Pay cho phép người dùng chuyển tiền cho nhau. AliPay của Trung Quốc cũng có tính năng tương tự. Trong khi đó, dịch vụ CurrentC sắp ra mắt tại Mỹ hứa hẹn sẽ tung ra những tùy chọn chưa từng có cho người dùng.
Thanh Tuyền (theo BBC)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét