Chưa duyệt kinh phí lập báo cáo khả thi sân bay Long Thành
Chưa duyệt kinh phí lập báo cáo khả thi sân bay Long Thành
Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cho hay nếu lập báo cáo khả thi cho giai đoạn một dự án sân bay Long Thành thì có thể không cần đến 35 triệu USD như công bố của chủ đầu tư. - Đồng Nai lo sân bay Long Thành khó khởi công vào năm 2018 / Cần 35 triệu USD để lập báo cáo khả thi sân bay Long Thành
Trả lời câu hỏi của VnExpress tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/10 về phương án tài chính lập báo cáo khả thi sân bay Long Thành, Thứ trưởng Giao Thông Nguyễn Hồng Trường cho biết Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) công bố con số nghiên cứu khả thi lên đến 35 triệu USD là bởi báo cáo này lập cả ba giai đoạn của dự án với công suất 100 triệu khách mỗi năm, chứ không chỉ phục vụ cho giai đoạn một với quy mô chỉ 25 triệu khách.
Theo nghị quyết Quốc hội vê chủ trương đầu tư sân bay Long Thành, Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của dự án thiết bị đóng cắt Mitsubishi giá rẻ và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, ông Trường cho rằng để đảm bảo chiến lược Long Thành trở thành một sân bay trung chuyển quốc tế được thì ngay từ khi lập báo khả thi cần phải làm một cách tổng thể, chu đáo nhằm tìm được phương án đầu tư tốt nhất. "Nếu chỉ làm báo cáo khả thi riêng giai đoạn một cho sân bay chỉ một đường cất hạ cánh và một nhà ga thì chắc chắn con số không cần lên đến 35 triệu USD", ông Trường nói.
Ông Trường cho rằng con số này đã được tính toán sơ bộ dựa trên suất đầu tư mà các nước áp dụng cho giai đoạn nghiên cứu khả thi.
ACV cũng đưa ra một phương án khác, với kinh phí 6,9 triệu USD để lập báo cáo khả thi trong đó phần lớn sẽ do phía Nhât Bản hứa tài trợ. Thứ trưởng cho biết Bộ Giao thông sẽ tiếp tục xem xét để báo cáo Thủ tướng quyết định.
"Ngay cả con số 35 triệu USD cũng mới chỉ là dự tính ban đầu của ACV, còn để chốt chính xác thì đòi phải rà soát để tính ra mức hợp lý nhất nhằm đảm bảo đủ nguồn lực cho việc xây dựng một báo cáo khả thi có chất lượng", Thứ trưởng chia sẻ thêm.
Trước đó, báo cáo với gửi Bộ Giao thông hồi tháng 9, ACV đề xuất hai kịch bản. Phương án cao ngốn mất gần 35,1 triệu USD và doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn đầu tư thiết bị đóng cắt Mitsubishi phát triển của mình để thực hiện. Phương án hai áp dụng nếu sử dụng vốn ODA (dự kiến do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Ban – Jica tài trợ) với chi phí làm báo cáo khả thi khoảng 6,9 triệu USD.
Tuy nhiên, theo ACV, phương án này chỉ dừng ở bước thiết kế khái niệm chứ không chi tiết như thiết kế cơ sở của phương án dùng vốn tự có.
T. Đức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét