Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Doanh nghiệp đối mặt với thách thức 'kép' khi hội nhập

Doanh nghiệp đối mặt với thách thức 'kép' khi hội nhập

Doanh nghiệp đối mặt với thách thức 'kép' khi hội nhập
Vừa phải thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, vừa làm quen với sân chơi mới với tinh thần sáng tạo và đổi mới liên tục là thách thức không nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
  • Khu kinh tế Thượng Hải - tham vọng trung tâm tài chính của Trung Quốc / Thương lái Trung Quốc âm thầm mở xưởng thu gom thanh long

Diễn đàn CEO: "Nâng cao tâm và thế cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức cuối tuần này đã dành nhiều thời gian nói về những thời cơ, thách thức và khó khăn hiện hữu trong việc nâng tầm của doanh nghiệp Việt trước cơn bão hội nhập đã và đang hiện hữu.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế cho rằng Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khó khăn nhưng việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã tạo ra một niềm hứng khởi mới. Đây đều là những sân chơi đẳng cấp, trình độ cao, mức độ cam kết rõ ràng với những đối tác hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Liên bang Nga… Bước vào một cuộc chơi mới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải khẳng định tâm, tầm và thế của mình, làm sao để vươn ra khu vực và thế giới.
Tuy vậy, những khó khăn vẫn ngổn ngang trong nền kinh tế, nhiều vấn đề cấp bách mang tính nội tại.
Tiến sĩ Thiên nhấn mạnh một khó khăn lâu dài, một điểm khốc liệt về chiến lược mà doanh nghiệp phải tính đến là sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nền kinh tế thiết bị đóng cắt - LS giá rẻ này đang có nguy cơ hạ cánh cứng trong năm 2016. Đây là đối tác thương mại lớn nhất Việt Nam với kim ngạch hai chiều đạt hơn 45 tỷ USD. Vì vậy, khi kinh tế Trung Quốc khủng hoảng, doanh nghiệp Việt cũng bị lôi vào vòng xoáy đó.
"Có một xu hướng kỳ lạ là việc nhập đồ từ Trung Quốc nuôi sống nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta phụ thuộc vào nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Mức độ lệ thuộc ngày càng tăng lên rất đáng ngại", vị chuyên gia này nói.
doanh-nghiep-doi-mat-voi-thach-thuc-kep-khi-hoi-nhap
Ông Trần Đình Thiên cho rằng chừng nào doanh nghiệp và bộ máy chưa xoá bỏ tâm xin - cho, kiếm ăn ngắn hạn... thì kinh tế rất khó "bay lên".
Theo đó, hội nhập sẽ là thời cơ để Việt Nam thoát hỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. "Doanh nghiệp Việt phải thực hiện một nhiệm vụ kép vừa thoát khỏi Trung Quốc vừa phải nhập cuộc với thị trường mới, cuộc chơi mới. Hệ thống chính sách vĩ mô phải thay đổi theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp. Chỉ có thoát khỏi lệ thuộc thì doanh nghiệp Việt mới có thể ra biển lớn".
Tiến sĩ Trần Đình Thiên cũng chỉ ra điểm yếu của nền kinh tế xuất phát từ mô hình kinh tế, tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên vì thế không thể bứt lên một đẳng cấp mới. Khi doanh nghiệp vẫn phải dựa vào cơ chế xin cho, phát triển bằng quan hệ, mất phí bôi trơn… rất khó để nâng tầm đẳng cấp. Vị này cho rằng chỉ có tháo gỡ được thể chế, xoá bỏ tâm lý xin cho, kiếm ăn ngắn hạn, làm ăn chụp giật doanh nghiệp mới có thể "bay lên".
Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp cần chú hai điểm, thứ nhất là hàng rào thuế quan nhanh chóng về 0%. Đây là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập vào các thị trường nhưng cũng khó khăn lớn do các sản phẩm ồ ạt tràn vào nước ta, trong khi năng lực cạnh tranh với các sản phẩm bằng giá vẫn còn thấp.
Thứ hai, khi thuế quan dần về 0% các hàng rào kỹ thuật, phi thuế quan, bảo hộ của các nước được tăng cao. Những hàng rào này gắn với đòi hỏi những khắc nghiệt về công nghệ. "Doanh nghiệp Việt vẫn có quy mô nhỏ, yếu, vẫn làm ăn chụp giật…nên hàng rào phi thuế quan sẽ trở thành thách thức lớn", ông Thiên nói.
Tiến sĩ Trần Du Lịch lại cho rằng nói đến tâm và thế của doanh nghiệp Việt Nam tức là trong hội nhập, làm sao đầu tư kinh doanh nuôi dưỡng được các doanh nghiệp có thể cạnh tranh, vươn ra thế giới chứ không phải èo uột, sống mòn.
Muốn vậy, Nhà nước phải tạo một môi trường kinh doanh tốt, nuôi dưỡng đam mê, thôi thúc ngọn lửa kinh doanh, phát động và mở rộng phong trào khởi nghiệp. Phải minh bạch, doanh nghiệp làm ăn tốt phải được đối xử công bằng. Nhà nước muốn nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì trước hết phải cải cách thể chế, đào tạo nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng.
Về phía các doanh nghiệp, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - Lê Phước Vũ cho rằng hội nhập cái được nhất là tạo ra áp lực cạnh tranh, áp lực thay đổi. Chỉ khi có cạnh tranh doanh nghiệp Việt mới được sáng tạo, mới vượt lên chính mình. Tuy nhiện, kinh tế đang bị mất cân đối do sự phát triển không đồng đều giữa hai khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp thiết bị đóng cắt - LS trong nước. Ông Vũ kiến nghị Nhà nước hãy có những chính sách hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong nước.
"Một nền kinh tế phải có hai chân, chân phải là doanh nghiệp Việt Nam và muốn phát triển thì hai chân đó phải cùng bước", ông Vũ nói.
Trong khi đó, ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup cho biết, tập đoàn tồn tại và lớn mạnh như hiện nay là nhờ chính sách làm ăn đường hoàng, minh bạch. Ông Hiệp khẳng định các doanh nghiệp đừng quá lo lắng trước việc tập đoàn, công ty nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam bởi doanh nghiệp Việt cũng có thế mạnh riêng, có cạnh tranh sẽ phát triển. Với Vingroup, tập đoàn lúc nào cũng thay đổi, đi theo thị hiếu thị trường, không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng.
Ông Hiệp cho biết bản thân Vingroup đã thay đổi slogan của mình thành "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp" tức là luôn luôn trăn trở, cố gắng hết mình vì sự phát triển bền vững và mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Việt cùng vận động theo hướng đi này.
Bạch Dương

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét