Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Samsung tìm nhà cung cấp tem, túi bóng Việt

Samsung tìm nhà cung cấp tem, túi bóng Việt

Samsung tìm nhà cung cấp tem, túi bóng Việt Đại gia điện tử đặt mục tiêu tăng 30% chi tiêu cho các nhà cung cấp tại Việt Nam, song đa phần hàng hóa mà doanh nghiệp nội có thể đáp ứng đều có giá trị gia tăng thấp.
  • Doanh nghiệp nội lo khó xin việc ở dự án Samsung / Tuyển doanh nghiệp làm ốc vít, sạc pin cho Samsung

Đặt mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, năm nay Samsung tiếp tục tổ chức triển lãm - hội thảo công nghiệp hỗ trợ để tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nội địa tiềm năng. Sự kiện đã thu hút 250 doanh nghiệp tham gia, cao hơn con số 207 năm ngoái với nhiều cuộc hẹn được sắp xếp bên lề, thậm chí sẵn sàng trao đổi xuyên trưa.

"Năm ngoái, tổng doanh số mua hàng của Samsung từ các doanh nghiệp Việt Nam khoảng 35 triệu USD, năm nay dự kiến tăng 30% lên 45 triệu USD", Giám đốc Bộ phận mua hàng Jang Ho Young cho biết.

Tuy nhiên, chặng đường để doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp cho ông lớn này sau các cuộc hẹn vẫn còn rất dài. Theo ông Jang, hiện mới có 32 doanh nghiệp Việt Nam là đối tác của Samsung, bao gồm 4 nhà cung ứng trực tiếp (cấp I) và 28 đơn vị (cấp II). Dự kiến con số này sẽ nâng lên 41 sau khi 9 doanh nghiệp mới được xét duyệt xong hồ sơ.

samsung-JPG-6410-1436948973.jpg

Samsung tiếp tục tuyển nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh nhận định số doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Samsung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Ông lớn này đang đầu tư hàng tỷ USD tại Việt Nam, thu hút khoảng 80 doanh nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện từ 9 quốc gia. Song, số doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng này chiếm chưa đến 10%. "Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tham gia được vào những công đoạn có giá trị gia tăng thấp do năng lực sản xuất còn hạn chế", Thứ trưởng cho hay.

Một công ty 100% vốn Hàn Quốc sản xuất sạc, dây cáp cho biết mỗi tháng phải giao hàng chục triệu sản phẩm cho Samsung, nhưng hiện vẫn phải đi nhập tem, túi bóng từ doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc để giao thành phụ kiện hoàn chỉnh. Không lý giải được chắc chắn tại sao sau 6 năm hoạt động tại Việt Nam, hãng chưa tìm được đối tác trong nước phù hợp, song đại diện mua hàng suy đoán có thể trong nước không đáp ứng sản lượng hoặc giá thành.

"Doanh nghiệp Việt cũng có thể làm được nhưng nhiều đơn vị chúng tôi đã gặp có thể giá đắt hơn hoặc không đảm bảo được số lượng vài triệu sản phẩm một tháng", vị này nói. Do đó, ở lần triển lãm này, công ty rất muốn chia trẻ và sẵn sàng ký hợp đồng nếu tìm được nhà cung ứng nội địa phù hợp.

Nối tiếp câu chuyện doanh nghiệp Việt chưa sản xuất được ốc vít cho Samsung, năm nay, những nhà cung ứng cấp một, cấp 2 của hãng vẫn chủ yếu là sản xuất bao bì, đóng gói cho các dòng điện thoại hay máy tính bảng. Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long nhận định: "Hiện các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa cung cấp được các chi tiết bên trong, rất khó trả lời nguyên nhân tại sao. Sắp tới, nếu có sự hỗ trợ tốt thì có thể phát triển".

Theo đại diện Samsung, để trở thành nhà cung ứng cho hãng, doanh nghiệp phải đặc biệt lưu tâm các vấn đề về công nghệ, chất lượng, trách nhiệm, giao hàng, giá, môi trường, tài chính và luật. 

Ông Nguyễn Văn Hào - Giám đốc Công ty HTMP có trụ sở ở khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ ông bắt quan hệ với Samsung từ cuối năm 2012 và nửa năm sau trở thành nhà cung cấp khuôn mẫu và sản phẩm vỏ nhựa cho nhà máy số 3, chuyên sản xuất máy hút bụi. Ông đánh giá sản phẩm này không đòi hỏi sự tinh vi như điện thoại, máy tính bảng nhưng trở thành nhà cung cấp cũng đã rất khó. "Doanh nghiệp phải đảm thời gian giao hàng đúng hẹn, chất lượng không bị sai hỏng và giá cả cạnh tranh", ông Hào chia sẻ.

Một nhà cung cấp cấp một khác cho biết Samsung đề ra thang điểm cho các doanh nghiệp muốn trở thành đối tác, bao gồm chất lượng nhà xưởng, thời gian giao hàng... nếu đạt được 80% thì mới ký hợp đồng. 

Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung điện tử, ông Han Myung Sup cho hay là sản phẩm của Samsung được bán trên toàn cầu nên không thể chấp nhận những chi tiết kém chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải có ý chí, quyết tâm thì mới có thể gia nhập được chuỗi cung ứng. "Khởi đầu khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng tham gia, từ cái nhỏ tới cái lớn", ông nói

Trong bối cảnh này, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay Bộ đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ với những cơ chế, chính sách phù hợp với bối cảnh hội nhập. Cùng với đó, Bộ sẽ cùng với Samsung tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực để bồi dưỡng các doanh nghiệp này đủ khả năng trở thành nhà cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp. "Ván đề còn lại phụ thuộc vào khả năng và sự quyết tâm của doanh nghiệp", ông nói.

Dự kiến, năm 2015, Samsung sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 30 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo đại diện hãng, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ sắp tới sẽ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn.

Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét