Kinh tế khó tăng trưởng cao trong năm 2014
Kinh tế khó tăng trưởng cao trong năm 2014
Tăng trưởng GDP năm tới được các chuyên gia dự báo khoảng 5,67%, cao nhất trong 3 năm gần đây nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu của Quốc hội. Điểm nghẽn của nền kinh tế vẫn ở nợ xấu, bất động sản ảm đạm và tái cơ cấu chậm chạp. - 'Kinh tế Việt Nam chưa đến đích'
Những nhận định nêu trên được đưa ra tại Hội thảo "Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014: Cộng hưởng hiệu ứng chính sách" do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức ngày 12/12.
Kinh tế thế giới năm 2014 dự kiến có những điểm sáng như thương mại phục hồi, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng lên 1.600 tỷ USD từ mức 1.400 tỷ USD của năm 2013, song vẫn còn tiềm ẩn những bất ổn như thâm thụt tài khóa của hầu hết nền kinh tế tăng lên, thị trường lao động ảm đạm…
Tái cơ cấu chậm chạp là điểm nghẽn cho phục hồi kinh tế.
|
Trước tình hình này, Trung tâm Thông tin và Dự báo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận định tăng trưởng kinh tế năm 2014 sẽ tiếp tục phục hồi nhưng khó đạt mức cao. Ở kịch bản chủ, GDP năm tới dự kiến tăng 5,67%, cao nhất trong 3 năm gần đây nhưng thấp hơn mục tiêu 5,8% mà Quốc hội đã đề ra. Với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ lên 6,03%, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng con số này quá lạc quan.
Xuất khẩu tiếp tục tăng ổn định, nhập siêu dự báo tăng trong giai đoạn tới. Lạm phát nhiều khả năng tiếp tục giữ ở một con số, quanh mức 7% và vốn đầu tư sẽ có cải thiện nhất định, chiếm khoảng 30-31% GDP.
Bà Mai Thị Thu - Giám đốc Trung tâm cho rằng việc các chính sách như xử lý hàng tồn kho, nợ xấu ngân hàng đã vượt qua độ trễ và có thể áp dụng trơn tru trong năm 2014 là một trong những yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng trong năm tới. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng kiên định với các chính sách hỗ trợ sẽ tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp tăng trưởng, quay trở lại hoạt động, cộng hưởng với cú hích từ gia tăng thương mại và đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức trong cơ cấu. Tiến sĩ Nguyễn Mại - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá, việc tăng trưởng kinh tế chỉ gần 6% trong một thập kỷ qua, thua xa các nước trong khu vực, thậm chí là Philippines - một nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai là điểm đáng dienthanhvinh.com báo động. "Nếu tiếp tục tăng trưởng 6% như hiện nay sẽ gây nguy cơ lớn trong dài hạn, đó là thất nghiệp tăng lên, doanh nghiệp phá sản lớn...", ông nói.
Các chuyên gia cho rằng, điểm nghẽn của tăng trưởng nằm ở ba khâu: doanh nghiệp Nhà nước, khu vực tư nhân và nông nghiệp. Đặc biệt, khu vực quốc doanh (đóng góp trên 30% GDP) vẫn chưa tạo hiệu ứng tốt cho các đối tượng khác phát triển.
"Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đến nay chủ yếu ở bề nổi (phê duyệt đề án, thu gọn trên ký thuyết) trong khi chiều sâu (nâng cao quản trị) vẫn bế tắc", Tiến sĩ Trần Tiến Cường nhận xét.
Ngoài ra, niềm tin của khu vực tư nhân cũng suy giảm, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Gói 30.000 tỷ cứu thị trường bất động sản đến nay mới chỉ giải ngân dược 470 tỷ đồng (gần 2%), nhiều doanh nghiệp vẫn "than trời" vì không tiếp cận được vốn vay do nợ xấu và bí tài sản đảm bảo.
Do vậy, năm 2014 Chính phủ cần tập trung mạnh hơn những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tái cấu trúc. Cụ thể, Chính phủ cần có giải pháp hiệu quả hơn nhằm giải quyết hàng tồn kho, đặc biệt là tồn kho bất động sản nhằm giải tỏa khoảng 100.000 tỷ đồng còn tồn đọng, tạo sức lan tỏa sang các ngành khác như sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, máy móc trang thiết bị gia đình...
Đồng thời, giải quyết hiệu quả hơn vấn đề nợ xấu, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hóa và tăng sự lan tỏa của dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Nếu làm được những điều trên, kinh tế năm 2014 có thể tăng trưởng cao hơn khoảng 1% so với con số dự kiến của Quốc hội, niềm tin thị trường được khôi phục và các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất, tiến sĩ Nguyễn Mại bày tỏ.
Phương Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét