Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

WB: 40% lợi nhuận của doanh nghiệp Việt dùng để nộp thuế

WB: 40% lợi nhuận của doanh nghiệp Việt dùng để nộp thuế

WB: 40% lợi nhuận của doanh nghiệp Việt dùng để nộp thuế Không chỉ mất trung bình 872 giờ trong năm 2014, doanh nghiệp Việt Nam còn phải dành số % lợi nhuận rất cao so với khu vực để nộp thuế, theo khảo sát của WB.
  • Thủ tướng yêu cầu giảm gần 600 giờ nộp thuế cho doanh nghiệp / Bộ trưởng Tài chính: Giảm 201 giờ kê khai thuế trong tháng 9

Trong năm 2014, trung bình mỗi doanh nghiệp Việt đi nộp thuế 32 lần, tổng cộng tốn 872 giờ đồng hồ. Chi phí thuế cũng chiếm 40,8% trên lợi nhuận. Đây là một trong nhiều kết quả về khảo sát môi trường kinh doanh Việt Nam, nằm trong báo cáo Môi trường Kinh doanh toàn cầu thường niên do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố sáng nay (29/10).

nop-thue-3292-1414564904.jpg

So với nhiều quốc gia châu Á, doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn vì tốn nhiều thời gian và tiền bạc cho việc đóng thuế.

So sánh với một số quốc gia trong khu vực, doanh nghiệp Việt bất lợi hơn trong lĩnh vực nộp thuế. Doanh nghiệp Lào và Campuchia mỗi năm mất lần lượt 173 và 362 giờ để nộp thuế. Tỷ lệ thuế trên lợi nhuận của hai nước này cũng lần lượt là 21% và 25,8%.

Tình hình nộp thuế của doanh nghiệp một số quốc gia châu Á năm 2014

Quốc gia Xếp hạng về nộp thuế (trên 189 nước) Số lần nộp thuế mỗi năm Số giờ nộp thuế mỗi năm Tỷ lệ nộp thuế (% lợi nhuận)
Singapore 5 5 82 18,4%
Thái Lan 62 22 264 26,9%
Campuchia 90 40 173 21%
Trung Quốc 120 7 261 64,6%
Lào 129 35 362 25,8%
Việt Nam 173 32 872 40,8%

Thuế chỉ là một trong 10 lĩnh vực được Ngân hàng Thế giới xem xét nhằm đánh giá về môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia. Trong số 9 tiêu chí còn lại, Ngân hàng Thế giới đánh giá mức độ dễ dàng của doanh nghiệp khi xin cấp phép thành lập, cấp phép xây dựng, tiếp cận điện năng, đăng ký tài sản, vay vốn tín dụng, được bảo vệ, khi giao thương quốc tế, thực thi hợp đồng và khi mất khả năng thanh toán.

So sánh với năm ngoái, có một nửa trong số 10 lĩnh vực đi thụt lùi khi giảm về thứ hạng, chỉ có 2 lĩnh vực cải thiện.

Lĩnh vực Xếp hạng trên 189 nước Xếp hạng năm ngoái
Thành lập doanh nghiệp 125 120
Xin cấp phép xây dựng 22 23
Tiếp cận điện năng 135 135
Đăng ký tài sản 33 34
Vay vốn 36 30
Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ 117 115
Nộp thuế 173 171
Giao thương quốc tế 75 74
Thực thi hợp đồng 47 47
Xử lý khi mất khả năng thanh toán 104 104

Sau thuế, Thành lập doanh nghiệp và Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ cũng là hai lĩnh vực xếp hạng kém so với thế giới của Việt Nam, xếp hạng lần lượt 125 và 117 trên tổng số 189 nước. Theo đó, doanh  nghiệp muốn thành lập phải mất 34 ngày, trong khi con số này ở Singapore là 2,5 ngày, ở Thái Lan là 27,5 ngày và Trung Quốc 31,4 ngày. Về lĩnh vực Bảo vệ nhà đầu tư, trên thang điểm 10 mà Ngân hàng Thế giới đặt ra, Việt Nam đạt điểm 4,7 - dưới mức trung bình.

Tính chung toàn bộ cả 10 tiêu chí, Việt Nam xếp hạng 78 trên tổng số 189 quốc gia trong báo cáo Môi trường kinh doanh toàn cầu. Năm ngoái, Việt Nam từng xếp hạng 99 theo cách tính cũ. Tuy nhiên, nếu áp dụng cách tính mới vào năm 2013, thứ hạng của Việt Nam là 72.

Báo cáo Môi trường Kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới được thực hiện thường niên từ năm 2003 đến nay. Với 8 tiêu chí đánh giá lúc đầu, từ năm ngoái WB đã bổ sung thêm 2 tiêu chí, đồng thời sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều tiêu chí mới trong báo cáo năm tới.

Theo kết quả năm nay (được thống kê tính đến tháng 6/2014), Singapore tiếp tục là quốc gia có Môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.

Thanh Bình

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét